Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp Logistics

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp Logistics

1. Đọc và phân tích kỹ bản mô tả công việc

Bản mô tả công việc (JD)

có thể coi là một bản tóm tắt những yêu cầu, chức năng của công việc một cách ngắn gọn và dễ hiểu để giúp ứng viên hình dung được vị trí ứng tuyển. Đọc kỹ bản mô tả công việc sẽ giúp bạn biết được nhà tuyển dụng cần gì và đang tìm gì, từ đó xây dựng được bản CV đúng trọng tâm và yêu cầu họ đưa ra.

2. Hướng tới sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và công ty

Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tìm kiếm những nhân sự có thể đem lại lợi ích cho công ty, vì vậy đây là một mục bạn cần lưu ý rất nhiều trong CV của mình. Bản thân ứng viên khi ứng tuyển cũng có những mong muốn riêng của mình, nhưng bạn cần thể hiện được rằng mục tiêu cá nhân cũng có mối liên hệ mật thiết tới định hướng của công ty, đồng thời cho thấy mong muốn được cống hiến và đồng hành cùng sự phát triển doanh nghiệp của bạn. 

3. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể và không xa rời thực tế

Các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những ứng viên trung thực và thực tế, do đó khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên trình bày những mục tiêu phù hợp với năng lực và bạn có thể nỗ lực để đạt được. Tránh đưa ra những mục tiêu quá xa rời thực tiễn, không thể thực hiện được hoặc những mục tiêu chung chung, không cụ thể và rõ ràng.

4. Thể hiện được “màu sắc” cá tính của chính mình

Thông thường, những vị trí “hot” sẽ có rất nhiều người cùng ứng tuyển, vậy làm sao để CV của bạn có thể thu hút nhà tuyển dụng giữa một “rừng” hồ sơ như vậy? Đó chính là “màu sắc” cá nhân, những đặc điểm riêng biệt chỉ bạn mới có. Bạn có thể hiện những 

tính cách sở thích, phẩm chất của riêng mình vào phần mục tiêu, làm sao để chuyên viên tuyển dụng có thể có được một chân dung khái quát của bạn, từ đó khiến họ nhìn nhận ra được tiềm năng của bạn và tin tưởng bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. 

5. Đặt mục tiêu nghề nghiệp ở vị trí thu hút trong CV

Như đã nói ở trên, mục tiêu nghề nghiệp là một phần vô cùng quan trọng và được nhà tuyển dụng đặc biệt lưu tâm, vậy nên hãy ưu tiên cho mục này ở một phần riêng thật nổi bật trong CV. Khi đưa ra mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên trình bày cả mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn thật rõ ràng và cụ thể.

Với mục tiêu ngắn hạn bạn có thể nêu định hướng của bản thân trong thời gian từ 2 - 3 năm tới như áp dụng kiến thức chuyên môn về kinh doanh quốc tế hay thương mại quốc tế để hoàn thành tốt công việc được giao, mang lại lợi ích cho công ty. Còn với mục tiêu dài hạn, bạn có thể đề cập tới định hướng thăng tiến rõ ràng trong từng giai đoạn như từ nhân viên lên cấp bậc quản lý, hay là mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty của bạn.

6. Cân nhắc chỉnh sửa cho phù hợp với từng vị trí ứng tuyển

Bạn có thể đang ứng tuyển cho nhiều vị trí cùng lúc, những cho dù cùng ngành thì mỗi vị trí lại sẽ có những yêu cầu khác nhau do đó bạn cần chỉnh sửa CV phù hợp cho từng công việc. Ban nên tránh chỉ dùng một bản CV để nộp cho tất các vị trí, đặc biệt là với mục mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần chỉnh sửa lại phù hợp với công việc và với từng doanh nghiệp, tránh sai sót làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Nhận xét